Ngôn ngữ:

Tin hoạt động

82 doanh nghiệp tham gia tập huấn về Bộ Luật Lao động 2019

17/11/2021

 

  • Lao động nữ đang trong thời kỳ nghỉ thai sản mà hợp đồng hết hiệu lực, theo điều 137 BLLĐ, sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Vậy có quy định nào hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động không, hay chỉ là khuyến khích thực hiện?
  • Liên quan đến 30 phút nghỉ trong thời gian kinh nguyệt tại điểm c khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu hai bên đồng ý về việc NLĐ nữ không nghỉ, vẫn làm việc bình thường thì NLĐ nữ có được trả lương cho thời gian làm việc này không, nếu có thì tỷ lệ % lương được hưởng là bao nhiêu? Tính theo lương đóng BHXH hay lương thực trả?”
  • Nghị định 145 quy định “chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (ĐSNLĐ) phổ biến nội dung chính của đối thoại. Xin hãy giải thích hình thức công bố công khai và phổ biến nội dung? Có thể thống nhất quy định trong nội dung quy chế dân chủ là: “NSDLĐ và tổ chức ĐDNLĐ có trách nhiệm công bố nội dung chính của đối thoại” hay không? 82 Doanh Nghiep

Rất nhiều câu hỏi liên quan đến Bộ luật Lao động 2019 đã được các chuyên gia đến từ Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải đáp trong 2 ngày 21 và 28/10/2021, trong khuôn khổ buổi tập huấn “Những điểm mới trong Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành – một số lưu ý khi áp dụng thực tiễn’’. Tập huấn do Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI phối hợp với Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tổ chức trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật các quy định mới về pháp luật lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Dệt may, Da giày và điện tử. Tham dự tập huấn là các cán bộ quản lý, cán bộ Nhân sự và thành viên Ban chấp hành Công đoàn của doanh nghiệp.

82 Doanh Nghiep 4

112 người đến từ 62 doan82 Doanh Nghiep 382 Doanh Nghiep 2112 người đến từ 62 doanh nghiệp Dệt may và da giày, 70 người từ 20 doanh nghiệp điện tử trên địa bàn cả nước đã được nghe ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), ông Ngô Hoàng – Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH và bà Phạm Thị Thanh Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ LĐTBXH trình bày về những chỉnh sửa, bổ sung liên quan đến quan hệ lao động, điều kiện lao động, và đối tượng đặc thù trong Bộ luật Lao động 2019 và các nghị định liên quan.

Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của cả NLĐ và NSDLĐ.

Tháng 11 năm 2019, Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, “có nhiều cải tiến có thể mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động” và “giúp Việt Nam tăng tốc trên con đường vì việc làm thoả đáng cho mọi người lao động”.

CDI Vietnam.