Vận động về Luật Ngân sách Nhà nước 2015 (Liên minh BTAP) đã được Quốc hội thông qua ngày 25.6.2015
Khuyến nghị 1 (điều 15):
- Bổ sung Nội dung công khai:
- Điều chỉnh dự toán ngân sách
- Số liệu, báo cáo thuyết minh về dự thảo dự toán NS
- Báo cáo kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, kết quả thanh tra
Đã được chấp nhận :
Quy định thời hạn công khai (Dự thảo tháng 4/2015)
- Số liệu, báo cáo thuyết minh về dự thảo dự toán NS(Dự thảo tháng 3/2015)
- Báo cáo kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, kết quả thanh tra
(Dự thảo tháng 10/2014)
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết hơn: về NSNN với những nội dung thông tin thuộc phạm vy công khai nhưng không được công khai.
Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan đơn vị , trang tin điện tử, cuộc họp thường niên.
Đã được chấp nhận:
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính-ngân sách theo quy định của pháp luật (Điều 33, khoản 4)-(Dự thảo tháng 3/2015)
Hình thức công khai:
Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, công bố trang thông tin điện tử, công bố trong kỳ họp thường niên…
- Ngân sách công dân
Đã được chấp nhận:
Nội dung “Ngân sách công dân” đã được tiếp thu trong quy định về yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, có thuyết minh trong công khai thông tin về ngân sách nhà nước
Khuyến nghị 2: sự tham gia của cộng đồng- điều 15,điều 44
- Nội dung tham gia:
- Tham gia lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước
- Tham gia giám sát việc chấp hành dự toán và thực hiện công khai, minh bạch
Đã được chấp nhận:
– Giám sát chấp hành dự toán và thực hiện công khai, minh bạch
- Hình thức tham gia:
- Tham gia trực tiếp:
- Tham gia gián tiếp: thông qua MTTQ, tổ chức thành viên của MTTQ
Đã được chấp nhận:
- Tham gia trực tiếp: Đã có quyền yêu cầu cung cấp thông tin (Điều 33, khoản 4)- (Dự thảo tháng 3/2015)
- Tham gia gián tiếp qua MTTQ
Tiếp tục khuyến nghị:
- Bổ sung quy định về công khai nội dung điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước kể từ khi có đề xuất xin điều chỉnh của đơn vị dự toán ngân sách và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh dự toán ngân sách.
- Khuyến nghị cụ thể là bổ sung 1 Khoản trong Điều quy định về công khai ngân sách hoặc bổ sung 1 Điều quy định về công khai điều chỉnh dự toán ngân sách, nội dung cụ thể như sau:
- Việc điều chỉnh dự toán ngân sách là một nội dung của dự toán ngân sách;
- Thông tin về đề xuất điều chỉnh dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách và quyết định cho phép điều chỉnh dự toán ngân sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được công khai đầy đủ theo quy định về công khai dự toán và dự kiến phân bổ ngân sách”.
- Bổ sung quy định cụ thể về sự tham gia của người dân vào quá trình dự toán và dự kiến phân bổ ngân sách các cấp đã được khuyến nghị bổ sung 2 Khoản vào Điều 44 của Dự thảo Luật Ngân sách
- Bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình khi tổ chức, công dân thực hiện quyền giám sát
Công dân có quyền giám sát trực tiếp hoặc giám sát gián tiếp thông qua các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội đại diện cho mình về việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước ở các cấp ngân sách theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ý kiến giám sát được gửi tới đầu mối tiếp nhận ý kiến giám sát của người dân theo quy định của Chính phủ; hoặc gửi tới Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; hoặc gửi tới Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội thành viên.
Khi các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được ý kiến giám sát phù hợp pháp luật của người dân thì theo thẩm quyền của mình yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện trách nhiệm giải trình và gửi kết quả giải trình đến các tổ chức, công dân đã gửi ý kiến giám sát. Thời hạn thực hiện việc giải trình là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền. Trường hợp nội dung giải trình phức tạp do có liên quan tới nhiều hạng mục ngân sách hoặc có liên quan tới thẩm quyền của nhiều cấp ngân sách thì có thể gia hạn một lần, nhưng không quá 15 ngày.”
Chia sẻ: