Ngôn ngữ:

Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm

Nghị viện châu Âu thông qua Dự thảo Thẩm định Tính bền vững Doanh nghiệp

27/07/2023

Thiết Kế Chưa Có Tên

Nghị viện châu Âu thông qua Dự thảo Thẩm định Tính bền vững Doanh nghiệp

“Các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh Doanh và Quyền con người” (United Nations Guiding Principles on Business and Human rigths – UNGPs) được Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights CouncilUNHRC) phê chuẩn vào tháng 6/2011 đã trở thành khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết các tác động của doanh nghiệp đến quyền con người. Theo UNGPs, Nhà nước và doanh nghiệp đều có trách nhiệm giải quyết rủi ro về quyền con người liên quan đến hoạt động kinh doanh. Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp chủ yếu được đề cập trong trụ cột số 2 trong 3 trụ cột “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” của UNGPs. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) đã phát triển Hướng dẫn thẩm định các chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong ngành may mặc và giày dép để xây dựng hiểu biết chung về thẩm định và hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng những kỳ vọng này. 

Được xây dựng trên những nguyên tắc của UNGPs và Hướng dẫn thẩm định chuỗi cung ứng của OECD, Dự thảo Thẩm định Tính bền vững Doanh nghiệp (Corporate Sustainability Due Diligence Directive – CSDDD) do Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 1/6/2023 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững, bao gồm chuỗi cung ứng dệt may. Dự thảo được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực cho người lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể: 

  • Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ cách tiếp cận dựa trên rủi ro. Theo đó, doanh nghiệp cần liệt kê rõ ràng phạm vi rủi ro, đánh giá và xác định ưu tiên, xây dựng các biện pháp giải quyết thích hợp và quan trọng, rút lui có trách nhiệm. Phương án tối ưu và hiệu quả nhất để doanh nghiệp ngăn chặn, chấm dứt hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người là hành động dựa trên rủi ro nghiêm trọng và có nguy cơ lớn nhất. 
  • Sự tham gia của các bên liên quan và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và người khiếu nại được nhấn mạnh. Nghị viện Châu Âu thừa nhận vai trò quan trọng của các bên liên quan trong quy trình thẩm định hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như cung cấp thông tin đầu vào để xác định phạm vi rủi ro và biện pháp khắc phục phù hợp nhất cho nạn nhân. Quan điểm này yêu cầu doanh nghiệp phải tích cực và liên tục làm việc với các bên liên quan (có khả năng) bị ảnh hưởng và đại diện hợp pháp của họ hay những chủ thể quan trọng trong tiến trình đối thoại. 
  • Định nghĩa về “tác động bất lợi đến quyền con người” cũng giống như trong UNGPs, là cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường khả năng tiếp cận các biện pháp khắc phục thông qua Cơ chế Thông báo và Khiếu nại phi tư pháp khi các tác động bất lợi (có nguy cơ) xảy ra. Ngoài ra, dự thảo đề cập các điều khoản cụ thể cho các nhóm dễ bị tổn thương trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, như phụ nữ và người lao động nhập cư và, trong một số trường hợp, thậm chí mở rộng khả năng tiếp cận của cộng đồng và đại diện hợp pháp của các nạn nhân. 
  • Chỉ thị đi kèm một bộ hướng dẫn chung nhằm cung cấp thông tin chính thức và rõ ràng để tất cả các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng. 

Mặc dù các tiêu chuẩn quốc tế đã được phản ánh trong Dự thảo CSDDD của Nghị viện Châu Âu, nhưng với một số điều chỉnh, chỉ thị này có thể mang lại tác động sâu rộng hơn đến điều kiện lao động và môi trường, cũng như sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp. Sau đây là một số khuyến nghị chính sách:  

  • Mở rộng đối tượng áp dụng đến nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp cụ thể 

Dự thảo hiện tại áp dụng cho các doanh nghiệp có hơn 250 nhân viên và đi kèm với các quy định rõ ràng và cụ thể của Ủy ban và các chuyên gia đối với các lĩnh vực rủi ro. Tuy nhiên, ngành dệt may phân mảnh và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả con người và môi trường. Bối cảnh này đòi hỏi quy mô áp dụng tương ứng, nghĩa là nhiều doanh nghiệp cùng có trách nhiệm tiến hành thẩm định. Chỉ thị cần thừa nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tạo ra đòn bẩy cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi bền vững. 

  • Nội dung về thực hành mua hàng của doanh nghiệp cần được thể hiện rõ ràng hơn trong các điều khoản cốt lõi về chính sách, đánh giá rủi ro và các biện pháp khắc phục thích hợp 

Thực hành mua hàng là gốc rễ của nhiều vi phạm quyền con người tại nơi làm việc. Doanh nghiệp cần đánh giá liên tục và thường xuyên các hoạt động mua hàng của mình, tham gia với các nhà cung ứng và các bên liên quan khác để ngăn chặn việc gây ra hoặc góp phần gây ra các tác động bất lợi. Nội dung của chỉ thị cần cụ thể hóa các thực hành mua hàng có trách nhiệm và các hướng dẫn kèm theo nên tham khảo các tiêu chuẩn ngành như Khung chung về Thực hành mua hàng có trách nhiệm cho ngành dệt may. 

  • Tăng cường tiếp cận biện pháp khắc phục 

Người lao động là nạn nhân của vi phạm sẽ nhận được biện pháp khắc phục thích hợp trong một khung thời gian hợp lý. Để đạt được điều này, Chỉ thị phải bao gồm Cơ chế Khiếu nại tạo điều kiện hòa giải và biện pháp khắc phục không chính thức, cũng như chế độ trách nhiệm dân sự. Mặc dù cả hai đều được quy định trong Dự thảo của Nghị viện Châu Âu, nhưng việc tiếp cận chế độ trách nhiệm dân sự đặt ra yêu cầu quá cao đối với nạn nhân. Để đưa ra trường hợp của mình, nạn nhân và đại diện hợp pháp của họ phải có quyền truy cập vào thông tin liên quan, bao gồm cả tài liệu từ các doanh nghiệp mua hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Quan trọng không kém là phải có sự phân chia hợp lý nghĩa vụ chứng minh, theo đó khi nạn nhân đã cung cấp bằng chứng rõ ràng, doanh nghiệp có liên quan phải có nghĩa vụ.