“Tuổi 20 trong nhà máy”
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng hiện nay, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ, trong đó có vấn đề đảm bảo quyền lợi của người lao động, góp phần duy trì sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia.
Sự phát triển thiếu ổn định, thiếu bền vững của nền kinh tế cùng với các hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa dẫn đến gia tăng khoảng cách xã hội và tỷ lệ nghèo đa chiều, mất cân đối trong di cư, khó khăn trong tiếp cận các chính sách an sinh xã hội của lao động di cư… Hàng triệu lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ, hiện phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp hoặc phải chấp nhận mức thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài, trong điều kiện lao động không đảm bảo. Nhiều người không tiếp cận được với các dịch vụ công, các kênh hỗ trợ chính thức của Nhà nước và khó hòa nhập với cộng đồng tại nơi đến.
Với mục đích phản ánh chân thực một số khía cạnh cuộc sống của người lao động di cư, CDI đã phối hợp với nhóm tác giả: Đỗ Mạnh Cường, Đinh Đức Hoàng, Nguyễn Thị Thu Lành thực hiện một bộ sách ảnh (photobook) gồm nhiều câu chuyện về những người lao động di cư trong cả khu vực chính thức và phi chính thức với sự tài trợ của tổ chức Oxfam. Xin trân trọng giới thiệu 1 trong số những câu chuyện chúng tôi đã thực hiện trong năm 2015, “Tuổi 20 trong nhà máy”
Xem và tải câu chuyện “Tuổi 20 trong nhà máy” tại đây:
“Tuổi 20 trong nhà máy” – phần 1
“Tuổi 20 trong nhà máy” – phần 2
Cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí cho người lao động:
Chia sẻ: