Ngôn ngữ:

Hoạt động

Việt Nam: Ngân sách mở hơn và Nhà nước có trách nhiệm giải trình hơn trong Luật Ngân sách sửa đổi

22/07/2015
Trong năm 2013, 5 tổ chức xã hội dân sự (CSO) tại Việt Nam cụ thể là ACDC, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), CECEM, CEPEW đã hình thành Liên minh thúc đẩy minh bạch ngân sách và sự tham gia (BTAP). Trong năm 2014-2015, Liên minh đề xuất các khuyến nghị cho việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước để nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong quản lý ngân sách Nhà nước thông qua những nỗ lực vận động khác nhau.

Ngày 25 tháng 06 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi với một số sửa đổi lớn về cơ chế làm cho ngân sách mở hơn và tăng cường sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách. Quy định trong Luật rõ ràng hơn tại Điều 15 yêu cầu (1) các tài liệu ngân sách phải được công bố bao gồm dự toán ngân sách (kể cả trong ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương và tài liệu này phải bao gồm cả dữ liệu và phần thuyết minh dữ liệu); (2) công bố trong báo cáo năm và báo cáo 6 tháng được công bố chậm nhất là 15 ngày của kỳ tiếp theo (3) trong báo cáo kiểm toán Nhà nước, kiến nghị kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán (không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày ban hành). Điều 15 cũng cung cấp kênh xuất bản tài liệu ngân sách bao gồm: công bố tại phiên họp thường kỳ; niêm yết tại trụ sở làm việc của các cơ quan có liên quan; phát hành ấn phẩm; gửi công văn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; công bố công khai trên các trang thông tin điện từ; thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều 16 quy định rằng người dân có quyền giám sát các vấn đề ngân sách bao gồm giám sát chấp hành dự toán và thực hiện công khai, minh bạch (Điều 16). Điều 16 Luật ngân sách sửa đổi cũng cung cấp cơ chế phản hồi từ cộng đồng.

Tất cả những chi tiết này, trên cơ sở đề nghị của 5 tổ chức xã hội dân sự, vừa được đưa vào Luật, đã tạo ra một nền tảng cần thiết cho các bước tiếp theo để tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong các vấn đề tài chính. Kế hoạch tương lai của mạng lưới BTAP Việt Nam sẽ bao gồm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân về các vấn đề ngân sách Nhà nước như thông tin phản hồi; nhận xét bằng văn bản ngân sách công dân và tăng cường sự tham gia của người dân trong việc giám sát ngân sách bao gồm cả đầu tư công. Một số thử nghiệm tiếp theo của ngân sách công dân sẽ được thực hiện tại cấp chính quyền địa phương và kiểm toán xã hội sẽ được thực hành trong phạm vi rộng hơn về giám sát chi tiêu ngân sách ở cấp địa phương.

Trong tháng 9 năm 2015, chỉ số toàn cầu vào Open Budget Index sẽ được công bố và đây sẽ là chỉ số chuẩn quan trọng đối với Việt Nam để so sánh với thực hành tốt khác để tăng cường ngân sách mở trong thực tế. Tổ chức International Budget Partnership sẽ tiếp tục hỗ trợ Liên minh BTAP và CDI cho chương trình này.

 

Video liên quan: “Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi (06/2015): tăng cường công khai và sự tham gia của người dân”:

https://www.youtube.com/watch?v=s0EPGz1qBWY

CDI Vietnam.