Ngôn ngữ:

Tin hoạt động

“Doanh nghiệp càng lớn, mức độ thực hành kinh doanh có trách nhiệm càng cao”

06/05/2021

Đây là một trong những nhận định của UNDP trong báo cáo “Nghiên cứu và Đánh giá nhận thức và tình hình thực hiện các thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại các doanh nghiệp tại Việt Nam’’, vừa được công bố ngày 22/4/2021.

Báo cáo chỉ ra rằng “Mức độ nhận thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn còn thấp. 42% DN được khảo sát cho rằng kinh doanh có trách nhiệm ở nghĩa hẹp hơn, là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (7%) hoặc tuân thủ pháp luật của Quốc gia (35%). Về mức độ thực hiện kinh doanh có trách nhiệm, có đến 62% DN chỉ dừng ở mức tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, và có đến 27% Doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp càng lớn, tham gia và hội nhập càng sâu, nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì mức độ thực hành kinh doanh có trách nhiệm càng cao.

Kinh doanh có trách nhiệm đang là xu thế toàn cầu và ngày càng có ảnh hưởng tới Việt Nam. Việc thực hiện các thực hành kinh doanh có trách nhiệm đang trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới với việc phê chuẩn 2 Hiệp định Thương mại tự do gần đây, là EV FTA và CPTPP. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại nhiều thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là các cơ hội về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội.

Dịch COVID 19, một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy đó. COVID 19 dường như làm gia tăng thêm những tổn thương mang tính hệ thống của nền kinh tế Việt Nam, khiến cho nhu cầu phục hồi mạnh mẽ và bền vững trở nên cấp bách, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải chủ động có trách nhiệm tôn trọng quyền con người, chủ động thực hành kinh doanh có trách nhiệm, với xã hội, với cộng đồng, với môi trường và với cả hệ sinh thái mà Doanh nghiệp đang vận hành trong nó.

Từ năm 2018 – 2021, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã phối hợp với Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) triển khai dự án “Kinh doanh và Quyền con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ. Một trong các mục tiêu chính của dự án là nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên hiệp quốc (UNGP) và hỗ trợ quá trình thực thi Chương Thương mại và Phát triển Bền vững (Chương 13) của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Trong khuôn khổ dự án, CDI cùng với FES nỗ lực thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm, thông qua một số các hoạt động chính:

(i) Biên soạn bộ tài liệu về Các Nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên Hiệp Quốc (UNGP), bao gồm 3 sách mỏng là các Thông tin cơ bản về UNGP dành cho Doanh nghiệp, Công đoàn và Luật sư; và 2 quyển sổ tay về Thực thi Các nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người – Tài liệu tham khảo dành cho các tổ chức xã hội và Doanh nghiệp. 2 quyển sổ tay được biên soạn giúp cho các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội (TCXH) hiểu và thực thi trách nhiệm tôn trọng quyền con người theo các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên Hợp Quốc (UNGP).

Link tài liệu:

http://bhrvietnam.net.vn/…/tai-lieu-huong-dan-thuc-thi…/

http://bhrvietnam.net.vn/vi/871-2/

(ii) Phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp (EDF) thuộc VCCI thực hiện 3 khóa tập huấn về UNGP cho DN Dệt may, da giày. Nội dung chính của tập huấn là (i) Giúp doanh nghiệp thấy được các lợi ích, không chỉ ngắn hạn mà quan trọng là dài hạn khi thực hành kinh doanh có trách nhiệm;

(iii) Biên soạn tài liệu về Các cơ chế tiếp nhận và xử lý khiếu nại dành cho người lao động trong chuỗi cung ứng (Cơ chế khắc phục những vấn đề mà NLĐ gặp tại nơi làm việc).

CDI Vietnam.