Ngôn ngữ:

Hoạt động

Quảng Trị – Thí điểm mô hình cấp tài chính cho Trạm Y tế xã dựa trên kết quả hoạt động

23/11/2018
Mô hình cấp tài chính dựa trên kết quả thực hiện (Result-based financing, viết tắt là RBF) đã được thí điểm và áp dụng tại nhiều quốc gia, trong nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, chủ trương “quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ” đã được đưa vào Luật ngân sách năm 2015, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa được đồng bộ. Trong lĩnh vực y tế, Nghệ An là tỉnh duy nhất (trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ) được Ngân hàng thế giới hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình “cấp tài chính y tế dựa trên kết quả thực hiện (RBF) từ 2011-2015. Kết quả từ dự án thí điểm này bước đầu cho thấy RBF góp phần tạo chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở.
46521388 2689827154575984 4582901401012666368 N

Hiện nay ngân sách chi thường xuyên cho y tế dự phòng và y tế cơ sở được phân bổ theo đầu dân (ví dụ vùng đồng bằng theo định mức 246.900 đồng/người/năm; miền núi 333.300 đồng/người/năm). Ngân sách phân bổ cho Trạm Y tế cũng được các địa phương ban hành định mức riêng, một số tỉnh, trong đó có Quảng Trị, phân bổ theo tiền lương thực tế và chi khác tính theo Trạm Y tế (30 triệu/Trạm/năm). Cách phân bổ ngân sách cho TYTX theo đầu vào (phân bổ theo đầu dân số, theo biên chế nhân sự, theo Trạm y tế,…)  như hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, dễ tạo lối mòn trong tổ chức hoạt động mà không khuyến khích tự chủ, sáng tạo, đổi mới cách làm, khó đảm bảo công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình,…

Năm 2018, nhằm giới thiệu và thí điểm mô hình RBF, hướng tới nhân rộng mô hình này tại Quảng Trị, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã xây dựng bộ công cụ đánh giá Trạm Y tế xã làm cơ sở thí điểm mô hình “cấp tài chính cho các Trạm y tế dựa trên kết quả hoạt động” tại Quảng Trị. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao vai trò và hiệu quả của y tế cơ sở nhằm gia tăng việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng của người nghèo, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số” do Oxfam tài trợ thông qua chương trình Tài chính cho phát triển.

46518744 2689827004575999 4354125913542098944 N

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các Trạm Y tế sau khi được xây dựng và hoàn thiện đã được sử dụng để thí điểm đánh giá 6 Trạm Y tế tại Quảng Trị qua 2 vòng đánh giá:

  • Vòng 1 (tháng 9/2018): Các TYT tự đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chí RBF, sau đó đoàn giám sát gồm đại diện Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện, chuyên gia độc lập và Hội Phụ nữ tỉnh đã tiến hành hỗ trợ, giám sát kết quả tự đánh giá của các TYT. Vòng 1 tập trung vào việc TYT tự xác định vấn đề của mình và lập kế hoạch cải thiện. Việc đoàn giám sát hỗ trợ, giám sát kết quả tự chấm của TYT chủ yếu nhằm mục đích phân tích, hướng dẫn TYT phát hiện vấn đề và lập kế hoạch cải thiện vấn đề. Thực tế, Vòng 1 đoàn giám sát dành khá nhiều thời gian để phân tích, hướng dẫn cho các TYT lần lượt từng tiêu chí. Kết quả đánh giá Vòng 1 được TYT và đoàn giám sát thống nhất, sử dụng làm kết quả đầu vào của TYT.
  • Vòng 2 (tháng 11/2018): Các TYT tiếp tục tự đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chí RBF, sau đó đoàn giám sát tiếp tục tiến hành hỗ trợ giám sát kết quả tự đánh giá của TYT. Tuy nhiên, thành phần đoàn giám sát Vòng 2 có thêm đại diện các nhóm cộng đồng. Trước ngày đoàn giám sát đến đánh giá TYT, các nhóm cộng đồng đã tiến hành họp, phân công nhiệm vụ và đi đánh giá các TYT theo một số nội dung trong bộ tiêu chí RBF, nhât là các nội dung cần phỏng vấn người sử dụng dịch vụ. Sự tham gia đánh giá của các nhóm cộng đồng là trọng tâm của vòng đánh giá 2. Kết quả đánh giá Vòng 2 được TYT, đoàn giám sát và nhóm cộng đồng thống nhất, sử dụng làm kết quả xét cấp kinh phí hỗ trợ cho TYT.  Mức hỗ trợ sẽ khác nhau giữa các Trạm y tế, tùy thuộc vào mức độ cải thiện chất lượng của Trạm sau hai vòng đánh giá.46492732 2689827677909265 6263882971384643584 N

Về phương pháp đánh giá, ngoài việc kiểm tra hồ sơ sổ sách theo dõi của TYT, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên y tế, còn có sự tham gia đánh giá độc lập của các nhóm cộng đồng để phỏng vấn trực tiếp người sử dụng dịch vụ y tế, vì thế kết quả đánh giá đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Hoạt động mới được triển khai thí điểm trong thời gian ngắn tại 6 TYT của tỉnh Quảng Trị nhưng bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:

  • Xây dựng được bộ công cụ đánh giá chất lượng TYT. Bộ tiêu chí được các bên đánh giá là một công cụ giúp các TYT xác định được thực trạng chất lượng, các vấn đề tồn tại, xác định các vấn đề ưu tiên và lập kế hoạch cải thiện
  • Các bên liên quan thể hiện sự quan tâm tới chủ đề tài chính y tế, phối hợp và ủng hộ triển khai thí điểm mô hình RBF tại Quảng Trị. 2 TTYT và 6 TYT tham gia thí điểm mô hình đánh giá cao về bộ tiêu chí RBF, về quan điểm và phương pháp đánh giá và về mô hình cấp tài chính y tế dựa trên kết quả hoạt động
  • Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người sử dụng dịch vụ đã giúp cho kết quả đánh giá khách quan, trung thực. Các ý kiến đánh giá của cộng đồng cũng được các bên tiếp thu và ghi nhận để cải thiện. Ngoài ra, các nhóm cộng đồng cũng thể hiện sự hào hứng, tự tin khi tham gia đánh giá các TYT
  • Chất lượng TYT đã có những cải thiện tích cực về chất lượng các hoạt động chuyên môn như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, cải thiện mức độ hài lòng của người bệnh.46512099 2689826481242718 6388296590422966272 N46522743 2689827104575989 5105918135790206976 N 46747085 2689827264575973 1845587751064305664 N

Tuy nhiên, để khuyến nghị thực hiện mô hình “cấp tài chính y tế dựa trên kết quả hoạt động” (RBF) như một giải pháp chính sách nhằm cải thiện chất lượng y tế cơ sở, thúc đẩy phân bổ và chi tiêu ngân sách cho y tế theo hướng ưu tiên và hiệu quả hơn thì quá trình thực hiện RBF cần thực hiện theo một lộ trình dài hạn hơn.

CDI Vietnam.