Ngôn ngữ:

Hoạt động

TẬP HUẤN “THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THẨM ĐỊNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY”

21/12/2023

Trong 2 ngày 11 và 12/12/2023 vừa qua, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp với Hội Dệt May – Thêu – Đan Thành phố Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) và tổ chức Fair Wear tại Việt Nam đã tổ chức thành công tập huấn “Thực hiện nghĩa vụ thẩm định kinh doanh có trách nghiệm trong chuỗi cung ứng dệt may” trong khuôn khổ chương trình đề án Nâng cao năng lực của doanh nghiệp và công đoàn về thẩm định kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng Dệt may toàn cầu 

Buổi tập huấn có sự tham gia của hơn 60 học viên đến từ 30 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may, bao gồm kéo sợi, dệt vải, may mặc, giặt, in, thêu, phụ kiện ngành may… tại khu vực phía nam.  

Img 3741

Img 3839

Tại khoá tập huấn, quản lý và công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp dệt may đã có cơ hội nâng cao hiểu biết về thẩm định kinh doanh trách nhiệm trong chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa thẩm định kinh doanh có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cách tiến hành thẩm định kinh doanh có trách nhiệm tại doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp đã được giới thiệu, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bộ công cụ để tự nhận diện và thực hiện đánh giá rủi ro về điều kiện lao động, với sự tham gia có ý nghĩa của công đoàn, người lao động và các bên liên quan khác; để từ đó doanh nghiệp có thể tuân thủ tốt quy định pháp luật lao động của quốc gia và quốc tế cũng như tiêu chuẩn của khách hàng. Trong khoá tập huấn đầu tiên trong chương trình, các doanh nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể chuyên đề vềPhân biệt đối xử tại nơi làm việc’, cùng bộ công cụ để đánh giá rủi ro về chủ đề này.  

Img 3810 2

Img 3925

Tập huấn được khép lại với kế hoạch được xây dựng trong 5 tháng tiếp theo, bao gồm các khoá hướng dẫn trực tiếp về sử dụng bộ công cụ để đánh giá ruỉ ro về phân biệt đối xử tại ít nhất 4 doanh nghiệp tham gia thí điểm. Sau đó chương trình sẽ được tiếp tục với tập huấn thứ 2 về biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng tránh rủi ro sau khi nhận diện và đánh giá rủi ro. Cuối cùng là hội thảo chia sẻ kết quả thí điểm bộ công cụ và các thực hành tốt về tiến hành thẩm định chuỗi cung ứng.  

Dự kiến chương trình sẽ được CDI triển khai tiếp theo ở miền Bắc và miền Trung, đồng thời kỳ vọng chuỗi hoạt động sắp tới sẽ nhận được sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp dệt may trên cả nước, thúc đẩy thực hành tốt về đánh giá rủi ro cũng như tiến hành thẩm định chuỗi cung ứng, hướng đến thay đổi cách tiếp cận và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, để chuyển từ đánh giá để xác định và giải quyết vi phạm đã xảy ra, sang quản lý rủi ro tiềm ẩn để ngăn ngừa, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như chi phí cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.  

Anh Tap The