Ngôn ngữ:

Hoạt động

Lợi ích của bộ tiêu chuẩn BSCI

02/07/2012
10:07:24 02/07/2012

Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI) làm tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự…

BSCI ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của DN. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, DN, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI) làm tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự…

BSCI ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của DN. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, DN, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng.

Đánh giá chung về lợi ích của BSCI, các tập đoàn nước ngoài cho rằng, nó làm tăng tính cạnh tranh của DN trên thị trường; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động; ổn định nhân sự…

Ở VN, dù BSCI còn tương đối mới, nhưng trong xu thế hội nhập, việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết. Bà Đinh Kim Hoàng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, nhìn nhận: “Sự phát triển lành mạnh của quan hệ lao động sẽ góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh và sự thành công của DN. Từ thực tế này, các cơ quan chức năng và DN phải có cách tiếp cận mới về quan hệ lao động và quản lý lao động sao cho phù hợp với tình hình mới”. Bà Vũ Thu Hằng, Phó Giám đốc VCCI TPHCM, cho rằng: “Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu VN sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm”.

9 nội dung quan trọng của BSCI

1. Tuân thủ luật liên quan.

2. Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể.

3. Cấm phân biệt đối xử.

4. Trả công lao động.

5. Thời giờ làm việc.

6. An toàn nơi làm việc.

7. Cấm lao động trẻ em.

8. Cấm lao động cưỡng bức.

9. Các vấn đề an toàn và môi trường.