Dự án “Phòng chống bạo lực gia đình và nâng cao quyền tham gia chính trị của phụ nữ”- CDI-VLA
Chương trình tư vấn, nâng cao năng lực và trợ giúp pháp lý về vấn đề bạo lực trên cơ sở giới và nâng cao kiến thức, giáo dục và năng lực của hụ nữ, nam giới và cộng đồng. Bên nhận tài trợ sẽ chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, và thiết lập các tủng tâm tư vấn pháp luật.
Dự án sẽ được tiến hành ở 10 tỉnh ở Việt Nam: Tuyên Quang, Bắc Ninh, thanh Hoá, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nam định, Yên Bái, Thừa Thiên Huếvà Bình định. CDI và VLA chịu trách nhiệm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực, còn các Hội phụ nữ tỉnh chịu trách nhiệm ở cơ sở. VLA sẽ là bên chịu trách nhiệm chính về chương trình nần cao năng lực và trợ giúp pháp lý để tiếp cận tới hệ thống pháp luật thông qua các trung tâm tư vấn phá luật của VLA ở các chi nhánh của VLA ở các tỉnh trong phạm vi dự án. Các lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương trong hệ thống pháp lý bao gồm cả cảnh sát, sẽ tham gia như đối tác chiến lược ở cấp cơ sở.
3 mảng chính của chương trình là nâng cao nhận thức thông qua tư vấn, tham vấn, nâng cao năng lực và trợ giúp pháp lý về các vấn đề như quyền phụ nữ, thực hiện công ước quốc tế chống phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và các quy định pháp luật khác; ví dụ Luật bình đẳng giới, Luật chống Bạo lực gia đình (do Quốc hội thông qua ngày 16/11/2007 và có hiệu lực từ 1/7/2008) và quyết định gửi tới các cơ quan ở cấp địa phương.
Chủ đề cho các hội thảo bao gồm quyền phụ nữ theo công ước CEDAW và luật, cùng với các vấn đề về giới như vai trò của phụ nữ và nam giới trong vấn đề sức khoẻ sinh sản. Những chủ đề này kết hợp với khoá tập huấn về các vấn đề khác như kỹ năng sống và HIV/AIDS. Mục đích của khoá tập huấn cho các đối tác và đại diện từ chính quyền tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan để can thiệp dựa trên quyền lợi của phụ nữ – nóhm dễ bị tổn thương do vi phạm quyền phụ nữ. Bằng cách thu hút cả phụ nữ và nam giới tham gia, mục tiêu của dự án là nâng cao hiểu biết chung về các vấn đề này và thay đổi hành vi, đồng thời giảm phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ. đối với Hội phụ nữ tỉnh và các văn phòng pháp lý ở cấp cơ sở, họ sẽ được tham gia khoá đào tạo cho tư vấn viên (TOT) về trợ giúp pháp lý, và các cán bộ sẽ được tập huấn về phản ứng ban đầu, tạp lập các nhóm hoà giải nhanh dựa theo phương pháp tham vấn đối với cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo lực.
Các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông (IEC) về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình: Các hoạt động này bao gồm việc phân phát các tờ rơi và áp phích, tổ chức các hoạt động đóng vai và các sự kiện khác. Tập trung vào việc cung cấp thông tin để thu hút sự chú ý của cả cộng đồng. Để bảo đảm rằng các công cụ truyền thông được bảo đảm và hiệu quả, CDI sẽ thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức và giáo dục cồng đồng tập trung vào tuyên truyền cộng đồng. Dự án sẽ thiết kế và in 26,000 ấn phẩm IEC bao gồm sổ tay, tờ rơi về tư vấn pháp luật, chống bạo lực gia đình và thúc đẩy, bảo vệ quyền chính trị của phụ nữ. những ấn phẩm này sẽ được phát cho 10 trung tâm tư vấn, 10 cuộc hội thảo và 20 điểm tư vấn pháp lý di động.
Củng cố các dịch vụ tư vấn. Các dịch vụ tư vấn sẽ được cung cấp ở các trạm y tế cũng như thông qua các nhóm hoà giải. Dự án sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho cả nhân viên y tế và các thành viên trong nhóm hoà giải để bảo đảm chất lượng tư vấn tốt hơn cho nạn nhân bạo lực gia đình, các htành viên trong gia đình và người lân cận. 10 tủng tâm tư vấn pháp lý tại cấp tỉnh sẽ được trang bị thiết bị văn phòng, dịch vụ mạng trực tuyến, và sẽ có năng lực cung cấp hỗ trợ pháp lý trjưc tiếp, tịa toà án, qua điện thoại hoặc trang web cho những phụ nữ tại địa phương có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở 10 tỉnh. 20 điểm tư vấn pháp lý di động sẽ được xây dựng để thực hiện các hoạt động tương tự.
Nâng cao năng lực của các cán bộ địa phương thuộc Hội phụ nữ tỉnh, các cán bộ, các thẩm phán, người đại diện luật pháp và cảnh sát cấp tỉnh. Các chủ điểm tập huấn bao gồm giới, bạo lực gia đình, luật và CEDAW. Một yếu tố quan trọng nữa là nâng cao năng lực cho các nhóm hoà giải truyền thống. Tập ttrung vào các hội thảo tập huấn này sẽ mang lại sự thay đổi về cách tiếp cận hoà giải trong các gia đình có bạo lực gia đình. điều này cũng có nghĩa là sẽ tập tung vào quyền phụ nữ hơn là duy trì sự dàn xếp trong nội bộ gia đình.
Mục tiêu của dự án là cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và bạo lực gia đình cho 200 cán bộ và nhân viên hoạt động xã hội từ chính quyền địa phương và các cơ quan truyền thông ở 10 tỉnh trong phạm vi dự án, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ năng hoà giải, tham vấn để đáp ứng nhu cầu của các nạn nhân bạo lực gia đình.
Các hoạt động được lên kế hoạch bao gồm:
-
1 khoá tập huấn cho 50 cán bộ cảnh sát, công an. (50 người)
-
1 khoá tập huấn cho hội phụ nữ (50 người)
-
1 khoá tập huấn cho các cán bộ luật pháp địa phương, các toà án, thảm phán… (50 người)
-
1 khoá tập huấn cho hội đồng nhân dân tỉnh (50 người)