Việt Nam: Các tổ chức xã hội hợp tác với công dân nhằm kêu gọi chính phủ công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình
Việt Nam là nước đơn Đảng và hệ thống kế hoạch trung ương về các vấn đề ngân sách thường được đề cập đến như là những vấn đề của quốc gia. Chỉ số OBI của Việt Nam hiện nay là 19 chỉ mới được cải thiện rất ít trong thời gian qua và không đạt được ngưỡng trung bình của thế giới trong suốt năm 2012. Sự tham gia của quần chúng trong quá trình ngân sách rất hạn chế bởi các cơ chế hành chính thủ tục. Điều này đã hạn chế quần chúng tiếp cận với các thông tin công khai, người dân không thể nắm rõ trách nhiệm của chính phủ trong việc quản lý nguồn tài nguyên công cộng.
Vai trò của các tổ chức dân sự xã hội, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ đang ngày càng được ghi nhận trong việc hỗ trợ cho quá trình phát triển, trong đó có các hoạt động tham gia kiểm tra và nâng cao trách nhiệm giải trình. Kiểm toán xã hội đang dần quen thuộc hơn với người dân và đã thúc đẩy sự khát khao học hỏi; họ mở rộng không gian cho dân chủ cơ sở. Trước ngưỡng cửa sửa đổi hiến pháp mới của Việt Nam,vào cuối năm 2012, chính phủ đã được yêu cầu thực hiện cải cách thể chế trong việc công khaivà công nhận các quyền tiếp cận thông tin của công dân, một nhóm các tổ chức dân sựxã hội đãhình thành nên một liên minh nhằm hỗ trợviệc công khai ngân sách này.
Năm tổ chức dân sự xã hội (CSOs) – Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, ACDC, CDI, CECEM, CEPEW – tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật liên quan đến công khai, minh bạch ngân sách và trách nhiệm giải trình. Ba bộ luật được ưu tiên xem xét. Hai bộ luật đầu tiên là Luật Đầu tư công và luậtngân sách nhà nước mà Chính phủ mong muốn sửa đổi để cải cách yêu cầu minh bạch. Bộ luật thứ ba bao gồm quyền tiếp cận thông tin mà Chính phủ đang nỗ lực để tham gia. Cách tiếp cận của CSO là để thu hẹp khoảng cách giữa người dân và Chính phủ để mang lại tiếng nói và sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách.
Sự đòi hỏi của người dân về “quyền được biết” của mình – liên quan đến đầu tư công và chi tiêu công – đã được phát biểu trước Ban soạn thảo luật, nghị viện và các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy một sự luật hóa mạnh mẽ hơn của các cơ chế minh bạch trong pháp luật. Những câu chuyện cung cấp thông tin và có sức mạnh. Những câu chuyện về việc ngân sách được sử dụng như nào tại các cộng đồng địa phương và mọi người tham gia vào việc ra quyết định ra sao; và làm thế nào, ở đâu có sự tham gia của công chúng, liệu có sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực không. Những câu chuyện này có ý nghĩa lớn cho các nhà hoạch định pháp luật. Như một kết quả của nỗ lực vận động đầu tiên của liên minh, Luật Đầu tư công, thông qua vào tháng 6 năm 2014 đã được thực hiện với từ khóa rõ ràng hơn về tính minh bạch và công khai. Khi Việt Nam vẫn còn chậm trong tiến độ công khai ngân sách và quyền được biết, thì cần nhiều nỗ lực hơn nữa được tạo nên nhằm kết nối nhiều hơn những thành phần trong xã hội để liên minh với các nhóm dân sự xã hội yêu cầu thay đổi trong luật ngân sách và luật tiếp cận thông tin. Nhóm CSO cũng tiếp tục kêu gọi chính quyền để xuất bản tài liệu ngân sách phù hợp với thực hành tốt trên toàn cầu về tính minh bạch và công khai
Trường hợp được viết bởi Ngô Hương, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI). Thông tin thêm: huong.ngo@cdivietnam.org
CDI Vietnam.