Ngôn ngữ:

Tác động

Khuyến nghị về Luật tiếp cận thông tin (BTAP phối hợp cùng PPWG)

04/11/2016

1. Bổ sung quyền sử dụng và phổ biến thông tin

2. Nhà nước bảo đảm các điều kiện để người khuyết tật tiếp cận thông tin, bảo đảm chuyển tải các thông tin thành ngôn ngữ thích hợp cho người khuyết tật.

3. Nhà nước bảo đảm các điều kiện để người sống ở miền núi, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

4. Việc bảo vệ người cung cấp thông tin

5. Cần quy định các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức khác có sử dụng ngân sách Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin

6. Bổ sung điều khoản quy định quyền giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của các tổ chức xã hội và các cá nhân

7. Bên cạnh việc công khai các điều ước quốc tế cần bổ sung trách nhiệm công khai các khuyến nghị (General recommendations) do các cơ quan điều ước ban hành và các kết luận quan sát (concluding observations) của các cơ quan điều ước dành cho Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên.

8. Việc quy định các cá nhân phải cung cấp số CMTND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu là không cần thiết và hạn chế quyền tiếp cận thông tin một cách chủ động của trẻ em và những người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa chưa được cấp hoặc mất CMTND.

9. Việc quy định các cá nhân phải nêu lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin là không cần thiết và sẽ tạo cơ sở để người có thẩm quyền có thể hạn chế quyền tiếp cận thông tin một cách vô lý. Mặt khác, quy định này có thể sẽ hạn chế tự do nghiên cứu, tự do ngôn luận và quyền quản lý nhà nước và xã hội của công dân đã được hiến định.

10. Việc quy định các cá nhân có thể bị từ chối tiếp cận thông tin vì lí do thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan này là quy định mơ hồ và có thể tạo căn cứ để các cá nhân có thẩm quyền từ chối cung cấp thông tin một cách vô lý. Hơn nữa, việc quy định như vậy là trái với Điều 1 Dự thảo Luật và Điều 25 Hiến pháp 2013 về quyền tiếp cận thông tin, Điều 3 và Điều 14 Hiến pháp 2013 về nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.